FAQs

Câu hỏi thường gặp

TRẢ LỜI
Tại vì xử lý bề mặt càng tốt thì kết quả thu được (chất luợng màng sơn, tuổi thọ màng, giá thành đầu tư) sẽ tốt hơn. Do đó bất cứ việc thi công sơn như thế nào, dù lớn hay nhỏ, mới hay cũ, trong hay ngoài, nền gạch hay kim loại cũng phải bắt đầu bằng việc xử lý bề mặt.
Mỗi thao tác đúng đều làm tăng khả năng bảo vệ bề mặt thi công. Nếu xử lý không đúng sẽ làm ảnh hưởng xấu tới chất lượng sản phẩm.
Các giai đoạn trong xử lý bề mặt:
– Loại bỏ tạp chất trong bề mặt: Lớp sơn cũ, gỉ sét, dầu mỡ, bụi bẩn.
– Sửa chữa các khuyết tật bề mặt: Trám trét các lỗ, tạo bề mặt bằng phẳng.
– Lau sạch và để khô.

TRẢ LỜI
– Bề mặt tường mới phải đảm bảo quá trình đóng cứng, để tối thiểu 7 ngày mới trét bột.
– Bề mặt phải được làm sạch trước khi trét: Loại bỏ các vữa thừa trên bề mặt, các chất bụi bẩn hay các tạp chất khác cũng đều phải được loại bỏ.
Phải bảo đảm bề mặt không bẩn, không bị phấn hoá hay dính các tạp chất khác. Bề mặt được bả mastic, để khô sau đó dùng giấy nhám chà cho phẳng mặt.
Dùng chổi cỏ quét sạch bề mặt. Nếu bề mặt bị bụi bẩn nhiều có thể dùng khăn ướt lau sạch bề mặt hay dùng rulô nhúng nước lăn lên, để khô rồi tiến hành sơn.

TRẢ LỜI
a/ Bề mặt quét vôi
– Dùng bàn chải sắt và bàn sủi chà sạch lớp vôi trên bề mặt.
– Dùng nước hay chổi làm sạch bề mặt còn bám bụi sau khi chà.
– Nếu bề mặt bị nấm mốc thì dùng dung dịch chống mốc để quét lên bề mặt.
– Để khô rồi bả bột lên. Chà nhám cho phẳng và làm sạch bề mặt trước khi tiến hành sơn.
b/ Bề mặt có sơn
– Nếu bề mặt sơn tốt, lớp sơn cũ còn tốt không bị bong tróc: Chà nhám sơ trên bề mặt để làm sạch các vết bẩn trên bề mặt. Làm sạch bề mặt sau khi chà nhám và có thể tiến hành sơn.
– Nếu lớp sơn cũ không còn tốt, bị bong tróc hay phấn hoá. Loại bỏ các lớp tróc của sơn cũ. Chà toàn bộ bề mặt kể cả phần còn bám chắc.
– Phần bị bong tróc, phấn hoá.
– Dùng giấy nhám chà cho phẳng bề mặt.
– Thổi sạch bằng khí.
– Lấy khăn ướt lau sạch.
– Để khô trước khi sơn.
Nếu bề mặt bị tróc cả bột và sơn thì cần phải sủi hết lớp bột bị tróc sau đó bả mastic lại.
Phần bị nấm mốc
– Dùng dung dịch tẩy clorine để chà rửa phần nấm mốc.
– Dùng bàn chải nylon cứng để chà rồi rửa sạch bằng nước.
– Để khô trước khi sơn.
Lưu ý: Trong khi thực hiện công việc này phải đeo kính bảo vệ mắt, đeo khẩu trang và đeo găng tay cao su.

TRẢ LỜI
– Sàn beton chỉ được thi công sau khi bảo đảm thời gian đóng cứng tối thiểu 28 ngày.
– Loại bỏ các tạp chất: vữa hồ, bụi bẩn…trên bề mặt.
– Sửa chữa các khuyết tật trên bề mặt.
– Để tăng độ bám dính bề mặt dùng acid HCl từ 5-10% để tẩy bề mặt.
– Để bề mặt khô trước khi sơn.

TRẢ LỜI
1/ Bề mặt mới
– Chà các phần nhám và góc.
– Nếu bề mặt dính dầu mỡ thì tẩy sạch bằng dung môi.
– Lấp các khuyết tật của gỗ và trám các lỗ trên bề mặt.
2/ Bề mặt cũ, đã sơn
– Rửa sạch vết bẩn và dầu mỡ dính trên bề mặt bằng xà bông.
– Loại bỏ lớp sơn cũ bị bong tróc.
– Chà nhám tạo bề mặt phẳng mịn.

TRẢ LỜI
Có 3 nguyên nhân gây hư hỏng màng sơn:
1/ Giảm độ bám dính:
Do bề mặt chưa được xử lý sạch còn bám bụi bẩn, sơn cũ, gỉ, dầu mỡ…
2/ Rộp:
Do nhiễm bẩn acid, kiềm, muối tan trong lớp sơn
3/ Ăn mòn dưới màng sơn:
– Nguyên nhân do giảm độ bám dính và rộp màng sơn.
– Ăn mòn cũng có thể xẩy ra khi trên bề mặt lớp sơn bị nứt, tạp chất ngấm qua khe nứt xuống bề mặt vật liệu. Bề mặt không bằng phẳng có nhiều điểm lõm gây ra độ dày màng sơn không đều, các khe nứt thường xuyên xuất hiện ở điểm lồi.
– Vì vậy không nên sơn lớp sơn chống gỉ bằng rulô mà nên sử dụng bằng cọ quét và súng phun.
– Có nhiều cách để xử lý bề mặt kim loại. Sự lựa chọn sẽ phụ thuộc vào giá cả, kích cỡ, hình dạng, điều kiện bề mặt vật liệu, loại sơn và môi trường vật sẽ bị phá huỷ sau cùng.
a/ Phương pháp thủ công
– Dùng dao cạo, bàn chải sắt và giấy nhám để chà sạch bề mặt.
b/ Phương pháp cơ khí
– Dùng bàn chải điện hay bằng phương pháp thủ công để làm sạch bề mặt bị bong tróc. Các nốt hàn hay các góc sắc có thể chà bỏ làm phẳng bằng đục hay mài cơ. Bề mặt có dầu mỡ thì làm sạch bằng chất tẩy hay bằng dung môi.
– Thổi cát: đây là phương pháp làm sạch đặc biệt hiệu quả về độ sạch, độ nhám bề mặt và thời gian thi công.
– Khi thực hiện phương pháp này thì phải lưu ý khí nén sử dụng phải sạch khô, được tách dầu và nước có trong khí để tránh tình trạng dầu và nước của khí nén làm bẩn bề mặt. Sau khi xử lý dùng khí khô thổi sạch các tạp chất khi phun cát còn đọng trong các hốc và trên bề mặt.
c/ Phương pháp làm sạch bằng hoá chất
– Loại bỏ sơn, dầu mỡ, bụi bẩn, gỉ kim loại bằng phương pháp tẩy axit khi không thực hiện được bằng phương pháp thổi cát hay bằng các dụng cụ làm sạch khác.

TRẢ LỜI
Sơn lót là lớp sơn rất quan trọng, có các tác dụng sau:
– Tạo độ bám dính cho bề mặt sử dụng và lớp sơn phủ
– Bảo vệ lớp sơn phủ không bị các phản ứng hoá học xảy ra từ bên trong như: Kiềm hoá, thấm, ăn mòn, tránh cho lớp sơn phủ không bị hiện tượng biến đổi màu do kiềm hoá, bị ố vàng, bong tróc hay bị gỉ sét… Như vậy lớp sơn lót làm tăng độ bền cho lớp sơn phủ.

TRẢ LỜI
Vì tính chất quan trọng của lớp lót nên khi thi công lớp này phải bảo đảm toàn bộ bề mặt được sơn.
– Đối với bề mặt bằng phẳng không khuyết tật có thể sử dụng bất cứ loại dụng cụ nào để sơn nhưng đối với bề mặt lồi lõm có góc cạnh thì ta phải chọn lựa dụng cụ thi công cho phù hợp.

TRẢ LỜI
– Nếu chỉ sơn 1 lớp thì hầu như không thể đảm bảo về mặt thẩm mỹ: Sơn không đều màu và không che lấp được lớp nền.
– Nếu sơn 1 lớp thật dày để che lớp nền thì mặt sơn sẽ không đẹp (và không bền) so với sơn 2 lớp mỏng hơn.

TRẢ LỜI
– Thông thường khi sơn lại nhà sẽ không cần trét lại bột. Tuy nhiên nếu có một số vị trí tường cũ không bằng phẳng hay bị nứt lớn thì có thể phải trét dặm để lấy lại bề mặt phẳng.
– Những vị trí tường mà lớp sơn cũ bị bong tróc hay bị ngấm ẩm thì phải xả bỏ lớp bột cũ, để khô tường rồi làm vệ sinh bề mặt và trét lại bột.

TRẢ LỜI
Nói chung khi tiến hành sơn một căn phòng, bạn nên theo thứ tự sau:
1. Bắt đầu sơn từ ngoài nhà trước rồi mới sơn dần vào trong.
2. Ưu tiên sơn từ trên xuống dưới.
3. Sơn khu vực khó thi công trước rồi mới sơn khu vực dễ làm sau.

TRẢ LỜI
– Sơn lót làm cho bề mặt tường đồng nhất, giúp che lấp các khe nứt nhỏ, ngăn chặn màu sơn khỏi loang lỗ.
– Ngoài ra sơn lót còn giúp tiết kiệm chi phí do giảm bớt sự thẩm thấu của lớp sơn phủ.

TRẢ LỜI
Trước khi sơn, bề mặt tường cần được đảm bảo 2 yếu tố: sạch và khô.
– Bề mặt sạch là bề mặt không còn bụi bẩn, dầu mỡ, rong rêu, bụi phấn… hay bất kỳ yếu tố nào làm giảm độ bám dính của màng sơn.
– Độ ẩm tường cần đạt dưới 16% khi đo bằng máy đo độ ẩm Protimeter mới phù hợp để thi công.
– Trường hợp không có máy đo, nên chờ tường khô từ 3 – 4 tuần kể từ sau khi tô hồ trong điều kiện thời tiết khô ráo.

TRẢ LỜI
Hiện tượng:
– Màng sơn bị nhăn hay co rúm lại.
– Bên trong màng sơn bị nhăn, sơn thường chưa khô và mềm.
Nguyên nhân:
– Sơn quá dày hoặc thi công trong môi trường quá nóng, lớp sơn bên dưới chưa khô hoàn toàn.
– Dùng con lăn không thích hợp.
Biện pháp phòng ngừa:
– Sơn đúng độ dày, dùng dụng cụ thích hợp
– Dùng đúng loại dung môi.
– Không thi công trong điều kiện quá nóng.
Biện pháp khắc phục:
– Cạo sạch vùng sơn bị nhăn, xả nhám bề mặt và làm sạch.
– Sơn lại đầy đủ hệ sơn.

TRẢ LỜI
Hiện tượng:
– Màu bị bạc thành từng vết loang lổ, không có ranh giới rõ rệt, Các vết bạc màu thường có màu trắng hoặc vàng nhạt.
– Thường thấy trên tường có các vết nứt, hay bị ngấm ẩm.
– Các khu vực thường quan sát thấy sự cố: Chân tường, các vết tường nứt, bể nước, ống nước ngầm, nền bê tông nơi tiếp giáp giữa 2 tầng, sân thượng…
Nguyên nhân:
– Sơn được thi công khi tường chưa đạt độ khô cần thiết ( độ ẩm tường dưới 16% hoặc thi công từ 24-28 ngày sau khi tô hồ )
– Không dùng sơn lót hoặc sơn lót không chống kiềm.
– Tường có vết nứt và bị ngấm ẩm từ bên ngoài vào cũng sẽ gây ra hiện tượng kiềm hóa
Biện pháp phòng ngừa:
– Bảo đảm bề mặt tường đạt độ khô cần thiết (độ ẩm dưới 16% hoặc chờ 28 ngày sau khi tô hồ). Cần có biện pháp che chắn khi trời mưa. Và có biện pháp thích hợp để làm khô tường khi cần tiến độ gấp ( dùng quạt công nghiệp…)
– Xử lý chống thấm các khu vực dễ bị ngấm ẩm (lan can, bồn hoa, chân tường…)
– Luôn xử dụng sơn lót chống kiềm
– Tuân thủ đúng các hướng dẫn thi công ( tỷ lệ pha nước, thời gian giữa các lớp sơn, điều kiện thời tiết…) Biện pháp khắc phục:
– Xả nhám bề mặt sơn cũ để cho hơi nước thoát ra (4-6 tuần). Xử lý triệt để các nguồn gây ẩm (vết nứt, nơi có độ ẩm cao…)
– Làm vệ sinh bề mặt sạch sẽ, loại bỏ muối, bụi, các chất dầu mỡ bằng phương pháp thích hợp

TRẢ LỜI
Hiện tượng:
Màng sơn ở một số chỗ bị phồng lên, phồng rộp luôn đi kèm với hiện tượng bong tróc. Hiện tượng phồng rộp chỉ quan sát được sau khi sơn được một thời gian ( từ vài tuần trở lên).
Nguyên nhân:
– Phồng rộp xảy ra khi trong tường có nhiều hơi ẩm. Sau một thời gian, hơi nước từ trong tường sẽ đẩy màng sơn phồng lên.
– Màng sơn có đặc tính thở kém nên lượng hơi ẩm khó thoát ra ngoài màng sơn, làm cho màng sơn bị phồng lên.
– Màng sơn bị nứt nên nước thấm vào màng sơn.
– Độ bám dính của sơn không tốt do sơn có lượng nhựa thấp hoặc do bề mặt tường chưa được vệ sinh kỹ, còn dầu mỡ.
– Sơn một lớp phủ hệ dầu lên lớp sơn hệ nước.
– Thi công khi bề mặt tường quá nóng.
Biện pháp phòng ngừa:
– Bảo đảm bề mặt tường đạt độ khô cần thiết (độ ẩm dưới 16%).
– Xử lý chống thấm các khu vực dễ bị ngấm ẩm ( lan can?).
– Sử dụng sơn có đặc tính ?thở? tốt, có độ bám dính tốt.
– Vệ sinh sạch bề mặt hồ vữa trước khi thi công.
– Tránh sơn 1 lớp sơn phủ hệ dầu lên lớp sơn phủ hệ nước.
– Tránh sơn khi bề mặt tường quá nóng.
Biện pháp khắc phục:
– Cạo bỏ lớp sơn bên ngoài để cho hơi ẩm trong tường bay hết, khô đến mức yêu cầu (4-6 tuần).
– Xử lý triệt để các nguồn gây ẩm ( vết nứt, nơi có độ ẩm cao…).
– Làm vệ sinh bề mặt sạch sẽ, loại bỏ muối, bụi, các chất dầu mỡ bằng phương pháp thích hợp.
– Tiến hành sơn lại theo hệ thống:
+ 1 lớp sơn lót.
+ 2 lớp sơn hoàn thiện.

TRẢ LỜI
Hiện tượng:
Rêu mọc xanh hoặc màu sẫm trên bề mặt tường tại các kẽ nứt, chỗ phồng rộp, chỗ bị ẩm.
Nguyên nhân:
– Sơn được thi công khi tường chưa đạt độ khô cần thiết ( độ ẩm dưới 16% hoặc chờ 24-28 ngày sau khi tô hồ)
– Chất lượng sơn kém (tính năng chống rêu mốc không hiệu quả)
– Sử dụng sơn trong nhà cho tường ngoài trời.
– Tường có vết nứt và bị ngấm ẩm cũng gây ra sự cố rêu mốc.
– Sơn quá loãng, màng sơn quá mỏng (màng sơn khô tiêu chuẩn là 30-40 micron/lớp)
Biện pháp phòng ngừa:
– Bảo đảm bề mặt tường đạt độ khô cần thiết ( độ ẩm dưới 16% hoặc chờ 24-28 ngày sau khi tô hồ)
– Xử lý chống thấm các khu vực dễ bị ngấm ẩm (lan can, bồn hoa, chân tường…)
– Sử dụng sơn có khả năng chống rêu mốc, vi sinh tốt.
– Tuân thủ đúng các hướng dẫn thi công (tỷ lệ nước pha, thời gian giữa các lớp sơn, điều kiện thời tiết…)

Biện pháp khắc phục:
– Cạo bỏ lớp sơn bên ngoài để cho hơi ẩm trong tường bay hết, khô đến mức yêu cầu (4-6 tuần).
– Xử lý triệt để các nguồn gây ẩm ( vết nứt, nơi có độ ẩm cao…)
– Sử dụng hóa chất tẩy rửa và diệt rêu mốc A980 để xử lý lớp rêu mốc trên tường. Làm vệ sinh bề mặt sạch sẽ.
– Tiến hành sơn lại theo hệ thống:
+ 1 lớp sơn lót.
+ 2 lớp sơn hoàn thiện.

TRẢ LỜI
Hiện tượng:
– Màn sơn bị bạc sau một thời gian chịu nắng và thời tiết. Màu bị bạc thành từng mảng đồng nhất. Có sự khác nhau giữa những vùng trong bóng râm và những vùng tiếp xúc trực tiếp với nước mưa và ánh nắng mặt trời đối với cùng một màu sơn.
Nguyên nhân:
– Dùng sơn trong nhà cho tường ngoài trời.
– Sử dụng sơn có chất lượng bột màu kém.
– Sơn bị pha quá loãng.
– Môi trường khắc nghiệt hoặc ô nhiễm.
Biện pháp phòng ngừa:
– Dùng đúng hệ thống và loại sơn thích hợp, không nên sử dụng các loại sơn trong nhà cho tường ngoài trời.
– Dùng các loại sơn cao cấp có chứa bột màu bền.
– Pha sơn và thi công sơn theo đúng hướng dẫn.
Biện pháp khắc phục:
– Trong trường hợp lớp sơn còn bám dính tốt:
+ Xử lý các vết nứt hoặc nguồn gây ẩm (nếu có).
+ Làm vệ sinh bề mặt sạch sẽ, loại bỏ bụi, các chất dầu mỡ ( xả nước mạnh, quét, xả nhám,…)
– Tiến hành sơn lại theo hệ thống:
+ 1 lớp sơn lót.
+ 2 lớp sơn hoàn thiện

TRẢ LỜI
Hiện tượng:
Toàn bộ bề mặt không được che lấp tốt bởi lớp sơn phủ, có thể nhìn thấy được lớp sơn nền.
Nguyên nhân:
– Dùng loại sơn hoàn thiện có độ che phủ kém
– Pha sơn quá loãng
– Thi công sơn không đều, không đủ số lớp yêu cầu
– Bề mặt không được chuẩn bị kỹ, bị chai cứng, không bám sơn.
Biện pháp phòng ngừa:
– Dùng sơn chất lượng cao, có độ che lấp tốt.
– Không pha sơn quá loãng
– Sơn đúng qui trình sơn và hệ thống sơn.
Biện pháp khắc phục:
– Làm sạch bề mặt, sơn lại 1 hoặc 2 lớp sơn phủ có độ che phủ cao.
– Sử dụng đúng sơn lót đối với lớp sơn phủ có màu đặc biệt, có độ phủ kém.

TRẢ LỜI
Hiện tượng:
Trên tường có các vùng màu sắc khác nhau thành từng mảng có ranh giới rõ rệt, ở những chỗ dặm vá.
Nguyên nhân:
– Dùng sơn không đúng loại sơn ban đầu để dặm vá
– Sơn chưa đủ lớp nên màu sắc khác nhau
– Thời gian sơn lại cách nhau quá lâu sẽ gây khác màu.
– Lỗi khi thi công:
+ Sơn cách nửa, hoặc chỗ giáp mí lăn không đều.
+ Pha nước không đều nên màu khác nhau.
+ Dụng cụ thi công khác nhau
– Mảng tường có sơn lót và không có sơn lót sẽ có màu khác nhau (rất thường gặp khi dặm vá).
– Các loại sơn có độ bóng cao khi sơn lên tường không phẳng sẽ thấy khác màu do độ bóng không đều.
Biện pháp phòng ngừa:
– Kiểm tra màu sơn, loại sơn trước khi dặm vá ( bôi thử lên tường cũ, chờ khô xem có đúng màu hay không)
– Thi công:
+Pha sơn với tỷ lệ đều nhau. Dùng cùng 1 dụng cụ khi thi công trên 1 mảng tường
+Không sơn cách nửa, hạn chế dặm vá trên lớp sơn hoàn thiện khi 2 lần sơn cách nhau quá lâu.
– Khi bắt buộc dặm vá, cần sơn nguyên cả mảng tường.
– Sơn cùng 1 hệ thống cho cùng 1 mảng tường.
– Với các loại sơn có độ bóng cao phải chuẩn bị bề mặt tường thật phẳng và tránh dặm vá khi thi công sơn bóng.
Biện pháp khắc phục:
– Sơn lại 1 hoặc 2 lượt trên cả mảng tường bị khác màu
– Nếu màu chỉ khác nhau ở một khu vực nhỏ khi dặm vá thì có thể thử một vài tỷ lệ pha nước khác nhau cho tiệp màu rồi tán rộng qua phần tường cũ để xóa vết khác màu.
– Chú ý làm vệ sinh bề mặt sạch sẽ. Dùng sơn lót để tăng độ bám dính trong trường hợp sơn đã lâu, bề mặt chai cứng khó bám sơn.

TRẢ LỜI
Hiện tượng:
Trên màng sơn có lớp bột mỏng, điều này dễ dàng nhận ra khi dùng tay chà lên màng sơn
Nguyên nhân:
– Hệ sơn trong nhà đem sử dụng ngoài trời
– Không dùng loại nhựa acrylic thích hợp
– Màng sơn bị lão hóa theo thời gian
Biện pháp phòng ngừa:
– Không dùng sơn trong nhà thay cho sơn ngoài trời
– Dùng sơn có nhựa phù hợp có chất lượng cao
– Không pha sơn quá loãng
Biện pháp khắc phục:
– Nếu không quá nghiêm trọng, có thể lau hay rửa sạch lớp bột.
– Nếu cần sơn lại thì phải cạo sạch lớp sơn cũ và thi công hệ sơn mới.

TRẢ LỜI
Hiện tượng:
Bề mặt sơn bị nứt nẻ
Nguyên nhân:
– Sử dụng loại sơn chất lượng thấp có hàm lượng bột độn nhiều, chất keo tạo màng ít.
– Sơn quá nhiều lớp sơn, sơn quá dày
– Xử lý bề mặt chưa tốt
Biện pháp phòng ngừa:
– Xử lý bề mặt tốt
– Sơn vừa đủ độ dày
– Dùng sơn chất lượng cao
Biện pháp khắc phục:
– Cạo bỏ toàn bộ lớp sơn bị nứt
– Sơn lại bằng loại sơn tốt, độ dày phù hợp

TRẢ LỜI
Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng sơn phủ như sau:
+ Công tác chuẩn bị bề mặt (xử lý bề mặt trước khi sơn)
+ Sự lựa chọn sản phẩm phù hợp cho sử dụng.
+ Quá trình tiến hành sơn.
+ Chất lượng của sản phẩm sơn.
Với bất cứ 1 yếu tố nào không đạt đều gây ra những ảnh hưởng đối với tuổi thọ của lớp sơn phủ công trình.

TRẢ LỜI
1/ Kiểm tra bề mặt:
– Tường mới tô phải để sau 7 ngày mới được bả mastic. Bề mặt phải sạch không bám bụi bẩn, dầu mỡ hay các tạp chất khác.
2/ Bả mastic:
– Dùng bột bả
– Bả từng lớp mỏng, độ dày lớp trét không quá 3mm
– Dùng giấy nhám chà cho phẳng và mịn bề mặt. Dùng chổi quét sạch
3/ Thực hiện sơn:
– Bề mặt mastic đạt: Không bám bụi, bẩn, bằng phẳng thì dùng sơn lót, lăn 1 lớp lên bề mặt mastic.
– Bề mặt mastic không tốt (bụi phấn nhiều): Dùng sơn lót
– Bề mặt bị ố: Dùng sơn lót chống ố
4 tiếng sau khi sơn lót tiếp tục lăn 2 lớp sơn phủ ( khoảng thời gian lăn giữa hai lớp phủ 2-3 tiếng)
Lưu ý:
– Phải khuấy đều thùng sơn trước khi sử dụng
– Nếu muốn pha loãng sơn phủ thì phải dùng nước sạch để pha nhưng không quá 10% theo thể tích. Tỷ lệ pha loãng phải bằng nhau để tránh gây hiện tượng lệch màu. Chú ý muốn pha loãng sơn lót gốc dầu dùng dung môi pha sơn để pha.

TRẢ LỜI
1/ Chuẩn bị bề mặt:
– Bề mặt tường mới phải để sau 7 ngày mới được thi công
– Bề mặt phải được làm sạch bụi bẩn, dầu mỡ và các tạp chất khác
2/ Bả mastic
– Nếu muốn tạo độ bóng mượt và mịn phẳng sau khi sơn thì phải bả mastic
– Dùng bột bả sau khi vệ sinh xong bề mặt cần sơn.
– Bả từng lớp mỏng, độ dày 2 lớp trét không quá 3mm
3/ Thực hiện sơn
– Dùng sơn lót ngăn kiềm, chống rêu mốc lăn 1 lớp lên bề mặt bột bả.
– Bốn tiếng sau khi sơn lót tiếp tục lăn 2 lớp sơn phủ chống thấm.
Lưu ý:
– Phải khuấy đều thùng sơn trước khi sử dụng.
– Trộn xi măng theo tỷ lệ 1/1 (có thể trộn ximăng trắng hoặc đen).
– Pha loãng theo tiêu chuẩn cho phép của hãng sơn. Tỷ lệ pha loãng phải bằng nhau tránh gây hiện tượng lệch màu.
– Phải lăn dứt khoát tránh dặm vá nhiều. Trong quá trình thi công phải đeo khẩu trang và kính bảo vệ.

CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN TISCO VIỆT NAM