Đối với mỗi khách hàng khi chọn mua một sản phẩm nào đó, điều họ quan tâm đầu tiên chính là sản phẩm đó có những thành phần nào. Với sơn cũng vậy, trong qua trình kinh doanh chúng tôi luôn nhận được những câu hỏi của khách hàng về các thành phần của sơn. Để giải đáp những thắc mắc này của khách hàng thì bài viết dưới đây xin được chia sẻ những thông tin cần thiết về sơn tisco để khách hàng có thể nắm được.

1. Sơn Tisco có những thành phần gì?
Những thành phần cơ bản của sơn tisco bao gồm :
+ Chất tạo màng: là chất kết dính cho tất cả các bột màu và tạo màng bám dính trên bề mặt của vật chất. Chúng thường được sử dụng trong sơn và được xác định bởi loại sơn, khả năng sử dụng và mục đích sử dụng của sản phẩm.
Chất kết dính phải luôn được bảo đảm về khả năng bám dính, liên kết màng và độ bền của màng.
+ Extender: Bột độn được sử dụng trong thành phần của sơn nhằm cải tiến 1 số tính chất sản phẩm như: tính chất màng sơn (độ bóng, độ cứng, độ mượt), khả năng thi công và kiểm soát độ lắng. Các chất độn thường được sử dụng đó là: Carbonat Canxi, Kaolin, Talc.
+ Phụ gia: chỉ sử dụng với 1 lượng rất nhỏ nhưng sẽ làm tăng giá trị sử dụng, khả năng bảo quản, tính chất màng lên đáng kể.
+ Pigments: Nguyên liệu màu sử dụng trong sơn thường là ở dạng bột. Chức năng chính của màu đó là tạo màu sắc và độ che phủ cho sơn. Ngoài ra, màu còn bị ảnh hưởng 1 số tính chất của màng sơn như: độ bóng, độ bền.
Màu gồm có 2 loại đó là màu vô cơ và màu hữu cơ
– Màu vô cơ (màu tự nhiên): Tone màu thường xỉn, tối (trừ Dioxid Titan), cho độ che phủ cao, độ bền màu tốt.
– Màu hữu cơ (màu tổng hợp): Tone màu tươi (sáng), cho độ che phủ thấp, độ bền màu thường thấp hơn so với màu vô cơ.
+ Dung môi: Là chất hoà tan nhựa hay pha loãng sơn. Đặc tính nhựa trong sơn sẽ quyết định đến loại dung môi sử dụng.
2. Tại sao trước khi sơn lại phải xử lý bề mặt ?
Trước khi sơn chúng ta cần xử lý bề mặt càng tốt thì kết quả thu được sẽ tốt hơn. Vì thế bất cứ việc thi công sơn như thế nào, dù lớn hay nhỏ, dù mới hay cũ, trong hay ngoài…. thì việc đầu tiên cũng phải bắt đầu bằng việc xử lý bề mặt.
Mỗi thao tác đúng đều sẽ làm tăng khả năng bảo vệ bề mặt thi công. Nếu như xử lý không đúng cách thì sẽ làm ảnh hưởng xấu tới chất lượng sản phẩm.
Các giai đoạn trong xử lý bề mặt:
– Loại bỏ tạp chất trong bề mặt: lớp sơn cũ, gỉ sét, dầu mỡ, bụi bẩn.
– Sửa chữa các khuyết tật bề mặt: trám trét các lỗ, tạo một bề mặt bằng phẳng.
– Lau sạch và để khô.
Trên đây là một vài thắc mắc đầu tiên trong vô vàn những băn khoăn mà khách hàng của chúng tôi gửi về. Hy vọng với những giải đáp này sẽ giúp khách hàng hiểu rõ hơn về sản phẩm.
Đặc biệt hơn, hiện chúng tôi đang tuyển đại lý sơn nước Tisco nếu bạn đọc có nhu cầu. Theo đó, bạn hãy mở đại lý sơn nước Tisco Việt Nam để được hưởng chương trình bán hàng tốt nhất và chuyên nghiệp nhất.
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm và liên hệ mở đại lý xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN TISCO VIỆT NAM
Trụ sở chính : P409- Tòa nhà Đa năng Hoa Anh Đào- Phường- Mỹ Đình I – Quận Nam Từ Liêm- Thành phố Hà Nội

Điện thoại : 024.6670.6161 – 024.2212.8833 Hotline: 0969962999
Email: tiscovietnam @gmaill.com Website: tiscovietnam.com